25/04/2016
/ Lượt xem:2818
Đối với người chăn nuôi, dịch bệnh là những rủi ro đem lại tổn thất rất lớn hàng năm. Hơn nửa số người chăn nuôi đều mất trắng mỗi khi qua một đợt dịch bênh. Đặc biệt là với hộ chăn nuôi gà Đông Tảo bởi vì loại gà này rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế, nuôi gà Đông Tảo hãy cảnh giác bệnh bạch lỵ - thương hàn
>>> Cầu kỳ trong cách nuôi gột gà Đông Tảo thuần chủng
>>> Bài thuốc dân gian từ cặp chân gà Đông Tảo
Gà con bị bệnh nặng từ sơ sinh đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất vào 24-48 giờ sau khi nở. Gà ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm, nửa mở, bỏ ăn, cánh sã, uống nhiều nước, ỉa chảy phân hôi khắm, có bọt màu trắng, đôi khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ gà chết, ốm thấy gan, lách bị sưng có màu đỏ tím. ở lách, tim, phổi có các ổ hoại tử.
Gà trưởng thành thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), không thấy rõ triệu chứng, thường thấy ỉa chảy, phân bết đít, mào rụt, đẻ ít, trứng dị dạng. Trường hợp bệnh ồ ạt: Gà sốt, nằm phủ phục, khát nước, mào tích tía, ỉa chảy phân loãng vàng xanh. Ga thit Dong Tao có thể chết trong 2-3 ngày. Mổ khám gà bệnh thấy gan bị xơ có các hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng bị teo, trứng non dị hình, biến màu xanh xám. Trứng giống bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết phôi cao, gà nở ra yếu, đa phần hở rốn, lòng đỏ tiêu hết.
Gà trưởng thành thường bị bệnh ở dạng ẩn
Là bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính hay mãn tính ở gia cầm do vi khuẩn thuộc genus Samonella gây ra. Bệnh bạch ly còn gọi là bệnh ỉa cứt trắng do vi khuẩn Sanmonella pullorum gây ra ở gà con và bệnh thương hàn do vi khuẩn Samonella gallinarum gây ra ở gà trưởng thành.
Có hai khả năng bị nhiễm bệnh của gà. Truyền dọc từ mẹ sang con là khả năng đầu tiên. Gà mẹ bị bệnh thì trứng giống nhiễm bệnh nên gà con nở ra đã nhiễm bệnh. Gà con có thể chết ngay, hoặc chết trong giai đoạn ấp cuối. Với những gà con sống sót là vật mang bệnh. Khả năng thứ hai được gọi là truyền ngang. Đây chính là cách mà cả đàn gà lây nhiễm cho nhau với tốc độ nhanh chóng mặt, rất khó kiểm soát. Phân gà bệnh mang trùng truyền mầm bệnh làm ô nhiễm nước, thức ăn nhiễm làm lây bệnh qua miệng, hít mầm bệnh qua không khí ở máy ấp, ăn trứng nhiễm bệnh, gia súc ăn trứng và gà chết bệnh sẽ thải ra mầm bệnh trong phân, vacxin sống chế từ trứng có mầm bệnh có thể lan bệnh cho đàn gà mái khi được tiêm vacxin này. Gà mái bị nhiễm bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến cả đàn gà Đông Tảo giống sau này, cực kỳ nguy hiểm
Bệnh bạch lỵ - thương hàn có thể truyền từ gà mẹ sang trứng vào gà con
Bệnh này chủ yếu do điều kiện vệ sinh kém, dẫn đến sinh sôi vi khuẩn và lây lan diện rộng. Chính vì thế, để phòng bệnh, người chăn nuôi phải đảm bảo chuồng trại luôn được sạch sẽ, thoáng mát. Thực hiện vệ sinh thú y tổng hợp toàn bộ chuồng trại, ổ ấp, trạm ấp. các trang trại nuôi gà định kỳ kiểm tra đàn gà đẻ giống bằng phản ứng "ngưng kết" loại bỏ hết gà mái bị bệnh. ở gia đình theo dõi con mái nào thể hiện các triệu chứng trên thì loại bỏ. Cách ly nghiêm ngặt khu chăn nuôi. Tất cả các biện pháp trên đều nhằm mục đích phòng tránh, phát hiện sớm ổ dịch và cách ly, chống lây lan rộng cho cả đàn gà.
Chuồng trại không hợp vệ sinh là nguyên nhân lây lan nguồn bệnh nhanh nhất
Ngoài ra, hãy chọn mua gà Đông Tảo thuần chủng khỏe mạnh tại những cơ sở bán gà Đông Tảo uy tín như TRẠI GÀ ĐÔNG TẢO TRƯỞNG để đặt nền móng tốt cho đàn gà của mình sau này
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Xóm Tân Tiến, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0973.3333.64
Email: giangtuantruonghb@gmail.com
Số tài khoản: 2408.2052.07520
Ngân hàng Agribank chi nhánh Khoái Châu - Hưng Yên
31/03/2016
53149
27/04/2016
48593
06/06/2016
24335
15/03/2017
9927
29/03/2016
7964
29/03/2016
4725
01/08/2016
8137