15/03/2017
/ Lượt xem:9838
BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU CÁCH PHÒNG BỆNH VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
• Một số bệnh thường gặp ở gà P1: Bệnh gà đầu đen.
• Một số bệnh thường gặp ở gà: Bệnh gà cắn mổ lông.
Hiện nay, bệnh ký sinh trùng đường máu hay còn gọi là Leucocytozoonosis đã và đang xảy ra trên các đàn gà ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, đặc biệt là nhiều trang trại chăn nuôi gà đẻ.
1. Nguyên nhân:
- Bệnh ký sinh trùng đường máu gà do Plasmodium gallinaceum gây ra. Bệnh này còn gọi là Bệnh sốt từng cơn, hoặc bệnh sốt rét gà (Avian malaria),hoặc do 29 loài đơn bào có tên là Leucocytozoon ký sinh trong máu gà gây ra. Trong đó 2 loài được phát hiện nhiều nhất ở Việt Nam: L.Sabresi, L.simondi.
- Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu gà như muỗi, đặc biệt là muỗi.
- Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm như mùa xuân, hạ là giai đoạn sinh sản và phát triển của muỗi.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.
Hiện nay bệnh phân bố nhiều ở các tình Đông Bắc Bộ, Nam duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, và Nam Bộ.
2. Triệu trứng:
- Thời gian nung bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7 – 12 ngày phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và tình trạng sức khoẻ của gà.
- Ban đầu trong đàn thấy xuất hiện một số gà có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, kém ăn, mào, tích tím tái, nhợt nhạt, trắng bệch. Tỷ lệ gà bị triệu chứng này tăng dần.
- Gà bị tiêu chảy kéo dài, phân màu xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương.
- Số lượng mắc bệnh trong đàn tăng đều. Đến ngày thứ 13-14, một số con chết thường vào ban đêm, có biểu hiện ra máu ở miệng, mũi; phần mào, tích thâm đen, nằm thẳng cổ, về sau chết bất cứ lúc nào không biết, tỷ lệ chết lên đến 70% nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Bệnh tích:
-Gà sốt cao, giảm ăn, giảm uống; giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản, nền chuồng thấy rải rác có phân màu xanh lá cây.
- Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu, Vùng da không lông có vết đốt của côn trùng gây tụ máu. Khi mổ khám thấy máu khó đông Gan, lách sưng to và bở nát; bề mặt gan có nhiều điểm xuất huyết; Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa; Dạ dày tuyến dày, trong ruột có phân màu xanh lá
Đặc điểm khi mổ khám.
4. Phòng bệnh:
- Phát quang môi trường xung quanh chuồng nuôi. Ngăn ngừa côn trùng đốt gà. Diệt côn trùng: ruồi, muỗi. Vệ sinh, phun thuốc sát trùng định kỳ 1 lần/tuần toàn khu vực chăn nuôi.
- Vacxin phòng bệnh này chưa được áp dụng phổ biến và chi phí cao nên người ta ít dùng. Do đó chúng ta dùng các thuốc có thành phần Sulfadimethoxine, Toltrazuril, Sulfaquinoxaline phòng bệnh định kì mỗi tháng từ 2-3 lần, mỗi lần dùng 2-3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.
5. Điều trị:
Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ: (hoặc tham khảo tại đây)
Địa chỉ: Xóm Tân Tiến, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0973.3333.64
Email: giangtuantruonghb@gmail.com
Số tài khoản: Giang Tuấn Trưởng
2408.2052.07520
Ngân hàng Agribank chi nhánh Khoái Châu - Hưng Yên.
0591.0003.06289
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Văn Giang - Hưng Yên.
31/03/2016
53012
27/04/2016
48506
06/06/2016
23961
15/03/2017
9839
29/03/2016
7853
29/03/2016
4649
01/08/2016
8055