08/03/2017
/ Lượt xem:6172
Bà con thân mến! trong tất cả các bệnh trên gà thì bệnh đầu đen được xếp và 1 trong các bệnh có tỉ lệ chết cao nhất ( 85- 95%). Bà con nên chú ý phòng và điều trị nhé:
• Bệnh cắn mổ lông ở gà Đông Tảo
• Chăm sóc và phòng bệnh cho gà trong mùa mưa
BỆNH ĐẦU ĐEN TRÊN GÀ VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ
Bệnh Đầu đen ở gà do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas Meleagridis khu trú ở gan và manh tràng gây ra. Gà từ 2-3 tuần tuổi đến 3-4 tháng dễ mắc bệnh nhất, gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh. Bệnh thường nổ ra vào những tháng nóng ẩm (Ở miền Bắc là thời gian cuối xuân, đầu thu, gà lớn bệnh xảy ra cả trong mùa đông). Bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi bởi TỶ LỆ CHẾT tới 85-95%.
1. Phương thức truyền lây:
Gà mắc bệnh bài thải mầm bệnh ra môi trường bên ngoài theo 2 cách: qua trứng giun kim đã nhiễm mầm bệnh và trực tiếp qua phân.
Bệnh truyền lây qua đường ăn uống do gà ăn phải thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, giun đất có trứng giun kim chứa mầm bệnh. Mầm bệnh tồn tại rất lâu trong giun đất, đây là một trong những nguyên nhân sâu xa để bệnh cứ lặp đi lặp lại trong một thời gian rất dài tại cơ sở chăn nuôi sau khi đã điều trị khỏi bệnh.
2. Triệu chứng:
Đây là bệnh đặc thù của gà nuôi theo phương thức tập trung thả vườn. Thời gian ủ bệnh dài từ 7 đến 28 ngày, với các thể bệnh sau:
- Thể quá cấp và cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột, gà bỏ ăn, ủ rũ, xù lông, sốt cao trên 44ºC, rúc đầu vào nách cánh, đứng run rẩy hoặc tìm chỗ có ánh nắng, chỗ có nhiệt để sưởi.
Gà tiêu chảy, lúc đầu phân loãng vàng nhiều bọt, sau đó chuyển sang lẫn máu rất giống bệnh cầu trùng vài ba ngày sau khi dùng thuốc điều trị cầu trùng thì phân chuyển thành thỏi nâu đỏ nhạt như gạch non, cuối cùng gà ỉa phân loãng màu trắng lờ lờ như nước vo gạo đặc.
Da mép, da vùng đầu, mào, tích của gà có màu xám nhạt dần dần chuyển sang xám xanh hoặc xám xanh thẫm do đó bệnh có tên là bệnh Đầu đen.
Bệnh kéo dài 10 - 20 ngày, gà bỏ ăn nên rất gầy, do rét nên thường thấy gà run hoặc co giật, lúc này thân nhiệt xuống dưới mức bình thường và gà sẽ chết trong 1-2 ngày tới. Lúc đầu gà bệnh chết rải rác vào đêm sau tăng dần số chết và chết cả ban ngày nên người chăn nuôi nghĩ là bệnh không trầm trọng lắm nhưng nếu không được điều trị đúng cách gà sẽ chết 85 - 95% tổng đàn.
- Thể mãn tính: Thường xảy ra ở gà lớn trên 5 tháng tuổi, biểu hiện triệu chứng giống thể quá cấp và cấp tính, nhưng với mức độ bệnh nhẹ hơn, tỉ lệ chết ít hơn, bệnh kéo dài lê thê hàng tháng, gà gầy, giảm năng xuất chăn nuôi, tỷ lệ chết không cao khoảng 10 - 20%.
3. Bệnh tích:
Gà chết mổ khám có những bệnh tích đặc trưng tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng như sau:
- Bệnh tích ở gan: Gan sưng to gấp 2-3 lần, mềm nhũn, lúc đầu gan bị viêm xuất huyết lỗ trỗ làm cho bề mặt gan có hình hoa cúc, sau đó viêm loét hoại tử thành các ổ bã đậu màu trắng to bằng hạt kê, hạt ngô giống ổ lao hoặc khối u Marek.
- Bệnh tích ở manh tràng: Manh tràng viêm sưng to, bề mặt bên trong lòng manh tràng sần sùi, chất chứa lẫn nhiều máu loãng nhớt như máu cá rất giống bệnh cầu trùng, sau đó chuyển sang màu vàng xám; thành manh tràng viêm hoại tử, xuất huyết và tăng sinh nên rất dầy làm cho manh tràng ngày càng rắn chắc; các chất chứa bị canxi hóa đóng quánh có màu trắng tạo thành lõi rất giống kén tằm vì thế người chăn nuôi gọi là bệnh kén ruột.
Do niêm mạc manh tràng bị viêm loét nặng, thậm chí bị thủng nên các chất viêm chảy vào xoang bụng gây viêm dính phúc mạc làm gà chết nhanh.
Hình ảnh minh họa.
4. Phòng bệnh:
Không nuôi chung gà tây với gà ta và không nuôi nhiều lứa gà trong cùng 1 cơ sở chăn nuôi, thực hiện cùng vào cùng ra.
Gà từ 20 ngày tuổi trở lên cho uống Sulfat đồng hoặc thuốc tím với liều 1g thuốc tím hoặc 1 g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong vòng 2h nếu thừa phải đổ đi, sau đó rửa sạch máng uống cho gà uống nước bình thường và cứ 18 đến 20 ngày cho gà uống một lần.
Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi và sân chơi của gà. Đối với gà nuôi thả vườn cứ 10 - 20 ngày thì sân, vườn phải được cuốc xới và rắc vôi bột một lần để diệt giun đất.
Hạn chế thả gà ra vườn khi trời mưa ẩm. Định kỳ tẩy giun sán và dọn sạch phân sau khi tẩy.
5. Điều trị:
* Cách 1: Dùng CHLORTETRA – SULFA hòa vào nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều 1g/4-6kg TT/ ngày tương đương 1g/ 1 lít/ngày trong vòng từ 3-5 ngày. Kết hợp ĐIỆN GIẢI – K – C theo liều 1-2g/ lít nước uống hoặc 100g/40kg TT. Hai thuốc trên có thể hòa vào nước cho uống liên tục cả ngày lẫn đêm trong 3-5 ngày sẽ làm tăng tác dụng của thuốc. Tăng hiệu quả điều trị.
* Cách 2: Dùng SULFATRIMIX hòa vào nước uống hoặc trộn thức ăn theo liều 1g/3-4kg TT/ ngày tương đương 2g/ 1 lít nước/ngày trong vòng từ 3-5 ngày. Kết hợp ĐIỆN GIẢI GLUCO– K – C theo liều 1-3g/ lít nước uống hoặc 100g/40kg TT. Hai thuốc trên có thể hòa vào nước cho uống liên tục cả ngày lẫn đêm trong 3-5 ngày sẽ làm tăng tác dụng của thuốc. Tăng hiệu quả điều trị.
Địa chỉ: Xóm Tân Tiến, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0973.3333.64
Email: giangtuantruonghb@gmail.com
Số tài khoản: Giang Tuấn Trưởng
2408.2052.07520
Ngân hàng Agribank chi nhánh Khoái Châu - Hưng Yên.
0591.0003.06289
Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Văn Giang - Hưng Yên.
31/03/2016
53135
27/04/2016
48588
06/06/2016
24304
15/03/2017
9921
29/03/2016
7949
29/03/2016
4717
01/08/2016
8132